Nhiều người thắc mắc khi bị đau khớp nên có chế độ bổ sung dinh dưỡng và vận động hàng ngày ra sao.
Chỉ trong 2 ngày, Chương trình Tư vấn về Biện pháp mới phòng trị bệnh xương khớp đã nhận hơn 1.000 câu hỏi. Không ít độc giả chia sẻ về những quan niệm chăm sóc khớp dân dã, truyền miệng… mà theo các chuyên gia, việc tự ý điều trị bệnh như vậy có thể khiến bệnh nặng, tàn phế nhanh hơn.
Độc giả Nguyễn Mạnh Hà ở Hà Nội cho biết bà nội anh đau khớp gối kinh niên, gần đây có người mách nước rằng chất nhớt của con cá lóc có thể trị bệnh khớp, thêm bài thuốc nữa là cá lóc với xương rồng nấu chín ăn cũng có thể điều trị nên làm theo. Tuy nhiên, sau một thời gian bệnh không hề thuyên giảm, khớp gối của bà còn có triệu chứng đau ê ẩm và lắc rắc như có sỏi.
Theo chuyên gia của chương trình, những bài thuốc chữa xương khớp truyền miệng như nhớt cá lóc nêu trên hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Cá lóc khi ăn vào cơ thể sẽ được hấp thụ để tạo nên các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Chưa ai chứng minh rằng nhớt của cá lóc có thể tạo nên độ nhớt cho khớp. Tất cả những lời đồn đại dân dã phải hết sức cảnh giác, ví dụ nhiều người khuyên ăn, nuốt sống mật con cá trắm có thể chữa bách bệnh nhưng thực ra rất nguy hiểm, có thể gây viêm thận, thậm chí là tử vong trong một thời gian rất ngắn.
Yoga tốt cho xương khớp nhưng cũng cần có những bài tập phù hợp cho người thoái khớp |
Độc giả Thanh Hoài ở Lữ Gia, TP HCM cũng băn khoăn: “Tôi năm nay 54 tuổi, thường xuyên chơi môn thể thao bóng bàn… nhưng một vài tháng gần đây mỗi lần chơi xong thì đầu gối đau nhói. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị viêm khớp gối. Hiện nay tôi đã nghỉ đánh bóng bàn để dưỡng chân và uống sản phẩm có chứa tinh chất Peptan từ thiên nhiên vì công dụng của nó rất tốt. Tôi muốn hỏi bác sĩ là nên uống thường xuyên như thế nào?...”
Theo giáo sư, bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, hiện nay có nhiều loại thuốc để điều trị thoái hóa khớp, có thể bổ sung dưỡng chất sinh học như Peptan từ thiên nhiên, đã được chứng minh là có tác dụng đồng thời đến sụn và xương dưới sụn, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Nhưng cần nhớ rằng, phải sử dụng lâu dài để quá trình lão hóa xương khớp chậm lại, không nặng lên nữa hoặc làm chậm tình trạng nặng của bệnh, đồng thời phải sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác như vật lý trị liệu… để điều trị thoái hóa khớp.
Cũng bị khớp nhưng nhiều người lại lo rằng bản thân không vận động nhiều nên dễ mắc bệnh đau khớp, độc giả Đặng Vinh Quang ở quận 8, TP HCM ngày nào cũng thể dục ít nhất được 30 phút, nhưng thời gian gần đây, cứ đêm gần sáng khớp gối, cổ chân hơi nóng. Anh thắc mắc có nên tăng thời gian tập nữa không và nên vận động thế nào?
Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Ân cho biết, cùng với tuổi tác, thoái hóa khớp đặc biệt là khớp gối, xuất hiện. thoái hóa khớp có biểu hiện viêm, sưng, nóng, đau, đôi khi thấy hơi đỏ. Khi tình trạng béo phì do ít vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh… phổ biến cũng là lúc mọi người thường có khuynh hướng tăng cường thể dục, vận động. Nhiều người tập luyện rất mạnh, rất nhiều đã làm cho khớp bị thương tổn, bị đau và dẫn đến không thể tập thể dục được nữa. Vì thế, tập luyện phải đúng mực, tập dần dần để phục hồi chức năng các khớp, không được nóng vội, nôn nóng. Khi bị tổn thương, cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn không đi lại, vào viện nằm để người ta điều trị cho hết biểu hiện viêm, sau đó sẽ điều trị tình trạng thoái hóa khớp. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được biết chính xác viêm khớp gì, thoái hóa khớp ở đâu và mức độ thoái hóa như thế nào mới có thể có phương pháp điều trị thích hợp.
Peptan thiên nhiên - một loại dưỡng chất sinh học thể hệ mới có khả năng tái tạo sụn và xương dưới sụn, giúp chăm sóc xương khớp toàn diện hơn. |
Đôi khi chấn thương xảy đến với những người thường xuyên chơi thể thao. Nhiều người có tâm lý nóng vội, vận động mạnh sớm khiến chấn thương chưa kịp hồi phục đã bị tái lại. anh Nguyễn Minh Châu (30 tuổi, ở TP HCM) cho biết: “Một lần đá bóng bị gập đầu gối, sau đó đầu gối sưng to và rất đau. Chụp MRI thì mọi thứ bình thường. bác sĩ nói có thể hoạt động thể thao lại bình thường sau 3 tháng. Hiện nay tôi đi lại bình thường nhưng đầu gối cảm giác lục khục, thỉnh thoảng đau nhức, đá bóng phải dùng băng đầu gối. Nhưng rất hay bị chấn thương nhẹ, sưng phồng. cảm giác rất dễ bị "gập", phải tránh các va chạm mạnh. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm cách nào để tôi có thể trở lại hoạt động thể thao một cách bình thường nhất”.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, khi tiền sử đã có chấn thương đầu gối và các dấu hiệu yếu đi của gối chứng tỏ khớp không bình thường, cần tái khám để có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Thông thường phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) kết hợp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị chủ yếu và thường đem lại kết quả tốt. Xu hướng hiện nay nhiều người bệnh tìm đến các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, điển hình như tinh chất Peptan, để giúp khôi phục tổn thương, chăm sóc, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn qua đó giúp giảm đau, ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp tiến triển và an toàn.
Viết bình luận